Hoclaptrinh.net. Theme images by Storman. Powered by Blogger.

Instagram posts

About us

7/9/16

[CSS] Bài 5: Cách sử dụng thuộc tính background trong CSS

- No comments

Các thuộc tính background CSS được dùng để định nghĩa các hiệu ứng nền trang web
Một số thuộc tính background:

  • background-image
  • background-color
  • background-repeat
  • background-attachment
  • background-position

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cách dùng các thuộc tính background
1. background-image: sử dụng ảnh làm nền cho trang web
Cách sử dụng: background-image: url("đường dẫn tới ảnh nền");
Ví dụ 1:
<html>
<head>
<style>
body {
    background-image: url("image.jpg");
    font-size:22px;
}
</style>
</head>
<body>
<h1 style="color:red">hoclaptrinh24.blogspot.com</h1>
<h2>Trang web học lập trình web miễn phí</h2>
</body>
</html>


Kết quả:
Hình 1. Đường dẫn tới file ảnh chọn làm ảnh nền (background)
Hình 2. Ảnh nền image.jpg hiển thị làm nền cho trang web
2. background-color: sử dụng để đặt màu nền cho đối tượng
Cách sử dụng: background-color: tên màu (hoặc mã màu RGB hoặc mã HEX)
Phần tên màu: trong css có 3 cách để lựa chọn một màu (xem lại bài 4)

Ví dụ 2:
<html>
<head>
<style>
body {
    background-color:#00FFFF;
    font-size:20px;
}
</style>
</head>
<body>
<h1 style="color:#0000CC">www.hoclaptrinh24.blogspot.com</h1>
<p>Trang web học kỹ thuật lập trình miễn phí</p>
</body>
</html>


Kết quả:
Hình 4. Sử dụng thuộc tính background-color thiết lập màu nền cho trang web
3. background-repeat: lặp ảnh nền theo chiều ngang hoặc chiều dọc
Mặc định, ảnh nền sẽ được lặp theo cả 2 chiều ngang và dọc. Để quy định cho ảnh chỉ lặp theo một chiều nào đó, các bạn sử dụng thuộc tính background-repeat
Cách sử dụng: background-repeat: repeat-x hoặc repeat-y (x chiều ngang, y chiều dọc)
Ví dụ 3:
<html>
<head>
<style>
body {
    background-image:url(image-repeat.jpg);
    background-repeat:repeat-x;     <!--Chỉ lặp theo chiều ngang-->
}
</style>
</head>
<body>
<h1 style="color:#F00">hoclaptrinh24.blogspot.com</h1>
<h2>Học lập trình web miễn phí</h2>
</body>
</html>


Kết quả:
Hình 5. Thuộc tính background-repeat lặp theo chiều ngang
Ví dụ 4: Tương tự, để ảnh nền lặp theo chiều dọc, các bạn sửa thuộc tính lặp là repeat-y
<html>
<head>
<style>
body {
    background-image:url(image-repeat.jpg);
    background-repeat:repeat-y;     <!--Chỉ lặp theo chiều dọc-->
}
</style>
</head>
<body>
<h1 style="color:#F00">www.hoclaptrinhweb.net</h1>
<h2>Học lập trình web miễn phí</h2>
</body>
</html>


Kết quả
Hình 6. Thuộc tính background-repeat lặp theo chiều dọc
Ví dụ 5: Để thiết lập cho ảnh nền KHÔNG lặp theo chiều ngang hoặc dọc, các bạn sử dụng thuộc tính no-repeat (không lặp)
<html>
<head>
<meta charset="UTF-8">
<style>
body {
    background-image:url(image-repeat.jpg);
    background-repeat:no-repeat;
}
</style>
</head>
<body>
<h1 style="color:#F00">www.hoclaptrinhweb.net</h1>
<h2>Học lập trình web miễn phí</h2>
</body>

</html>

4. background-position: xác định vị trí hiển thị của ảnh trên đối tượng.
Cách sử dụng: background-position: chiều_ngang chiều_dọc

Ví dụ 6:
<html>
<head>
<meta charset="UTF-8">
<style>
body {
        background-image:url(logo_css3.jpg);
background-repeat:no-repeat;
background-position: right top;
}
</style>
</head>
<body>
<h1 style="color:#F00">www.hoclaptrinhweb.net</h1>
<h2>Học lập trình web miễn phí</h2>
</body>

</html>
Kết quả: Ảnh được đặt ở góc trên, bên phải (top right)
Hình 7. Thuộc tính background-position xác định vị trí hiển thị của ảnh
5. Cách viết ngắn gọn các giá trị của thuộc tính background: viết trên cùng 1 dòng, cách nhau giữa các giá trị một khoảng trắng;
Ví dụ:
<html>
<head>
<meta charset="UTF-8">
<style>
body {
    background:url(logo_css3.jpg) no-repeat right top;
}
</style>
</head>
<body>
<h1 style="color:#F00">www.hoclaptrinhweb.net</h1>
<h2>Học lập trình web miễn phí</h2>
</body>

</html>
Kết quả:

7/4/16

[CSS] Bài 4: Cách sử dụng màu sắc trong CSS

- No comments

Một trang web được kết hợp từ nhiều yếu tố như văn bản, màu sắc, hình ảnh, âm thanh, v.v...Do vậy, để hiểu và kết hợp nhuần nhuyễn các màu sắc trong thiết kế web là việc rất quan trọng.
Màu sắc trong CSS thường được sử dụng theo 03 cách sau:
1. Tên màu (tiếng anh): red (đỏ), green (xanh lá cây), orange (da cam), black (đen)
2. Giá trị màu (RGB): tổ hợp của 3 màu cơ bản (đỏ, xanh lá, xanh nước biển). 
Ví dụ: rgb(255,0,0), rgb(255,165,0)
3. Mã màu HEX: bắt đầu với ký tự #, sau đó là 6 số có giá trị từ 0 - F theo hệ đếm Hexa. 
Ví dụ: #FF0000 (đỏ), #00FF00 (xanh lá cây).

Cách 1: Sử dụng tên màu (tiếng Anh)
Các màu sắc được thiết lập bởi tên như sau: red, green, blue, yellow, black, while, cyan... Do vậy, để sử dụng được cách này bạn phải nắm được tên của một số màu cơ bản, hay được sử dụng nhiều.

Ví dụ 1:
<html>
<head>
<title>Sử dụng trực tiếp tên màu trong thiết kế Web</title>
</head>
<body>
<h1 style="background-color:green">Màu nền xanh lá cây - chữ đen</h1>

<h1 style="background-color:red; color:white"">Màu nền đỏ - chữ trắng</h1>

<h1 style="background-color:orange; color:blue">Màu nền da cam - chữ xanh</h1>

<h1 style="background-color:pink; color: blue">Màu nền hồng - chữ xanh</h1>
</body>
</html>

Kết quả:
Hình 1. Sử dụng màu sắc bằng tên màu trong CSS
Cách 2: Sử dụng giá trị màu (RGB)
Giá trị màu GRB được sử dụng dựa trên quy tắc: rgb(red, green, blue). Mỗi tham số (red, green, blue) có giá trị trong khoảng 0 đến 255, nó sẽ xác định cường độ sáng của màu cần sử dụng. 
Ví dụ: rgb(255,0,0) sẽ có màu đỏ (red) vì tham số đầu tiên là red có giá trị 255 lớn nhất. Hai tham số green và blue có giá trị 0 nhỏ nhất.
Tương tự, rgb(0,255,0) sẽ có màu xanh lá cây vì tham số thứ hai là green có giá trị 255 lớn nhất. Hai tham số red và blue có giá trị 0 nhỏ nhất.
Hình 2. Bảng màu tham chiếu theo RGB
Ví dụ 2:
<html>
<head>
</head>
<body>
<h1 style="background-color:rgb(91, 189, 43);color:rgb(0, 0, 0)">
Màu nền xanh lá cây - chữ đen
</h1>
<h1 style="background-color:rgb(255, 0, 0);color:rgb(255, 255, 255)">
Màu nền đỏ - chữ trắng
</h1>
<h1 style="background-color:rgb(236, 135, 14);color:rgb(255, 255, 255)">
Màu nền da cam - chữ trắng
</h1>
<h1 style="background-color:rgb(143, 0, 109);color:rgb(91, 189, 43)">
Màu nền tím - chữ xanh
</h1>
</body>
</html>
Kết quả:
Hình 3. Cách sử dụng mã màu RGB
Cách 3: Sử dụng mã màu HEX (hexadecimal)
Giá trị màu HEX được sử dụng dựa trên quy tắc: #XXYYZZ. 
Trong đó: XX, YY,ZZ là các giá trị trong khoảng từ 00 đến FF (hệ đếm hexa tính từ 0 -> F). Với A, B, C, D, E, F tương ứng với các số 10, 11, 12, 13, 14, 15
Lưu ý:
- Giá trị màu hex luôn bắt đầu với ký tự #
- Không phân biệt chữ hoa, chữ thường trong mã màu hex. #FF0000 tương đương #ff0000
Hình 4. Bảng màu tham chiếu theo mã HEX
Ví dụ 3:
<html>
<head>
<title>www.hoclaptrinhweb.net</title>
</head>
<body>
<h1 style="background-color: #0F0;color:#000000">Màu nền xanh lá cây - chữ đen</h1>

<h1 style="background-color:#F00;color:#FFF">Màu nền đỏ - chữ trắng</h1>

<h1 style="background-color:#FF9900;color:#0FF ">Màu nền da cam - chữ xanh</h1>

<h1 style="background-color:#F0F;color:#FFFF00">Màu nền tím - chữ vàng</h1>
</body>
</html>
Kết quả:
Hình 5. Sử dụng mã màu hex trong CSS

[CSS] Bài 3: Cách định nghĩa và chèn CSS trong trang web

- No comments

Bài 2: Cách khai báo và sử dụng CSS
Có 3 cách để chèn CSS vào trang web HTML:
- Inline style (sử dụng css lẫn trong thẻ HTML qua thuộc tính style)
- Internal style sheet (khai báo css trong cùng file HTML, đặt ở phần head)
- External style sheet (khai báo css ở file khác file HTML, gọi vào và sử dụng)

Cách 1: Inline style
Cú pháp: 
<tên thẻ  style = "thuộc tính 1: giá trị 1; thuộc tính 2: giá trị 2;">Nội dung</tên thẻ>

Ví dụ:
<html>
<title>www.hoclaptrinhweb.net</title>
<body>
<h2 style="color:red; font-family:Tahoma; background-color:#FFFF00">
Học lập trình web miễn phí
</h2>
<h2>Đoạn văn mặc định (hoclaptrinhweb.net)</h2>
</body>
</html>
Kết quả:
Hình 1. Sử dụng CSS trong thẻ thuộc tính style của thẻ
Cách 2: Internal style sheet
Cú pháp: 
<head>
   <style>
        tên thẻ 1 {thuộc tính 1: giá trị 1; thuộc tính 2: giá trị 2}
        tên thẻ 2 {thuộc tính 1: giá trị 1; thuộc tính 2: giá trị 2}
   </style>
</head>
<body>
        <tên thẻ 1>Nội dung cần áp dụng CSS</tên thẻ 1>
        <tên thẻ 2>Nội dung cần áp dụng CSS</tên thẻ 2>
</body>

Ví dụ 2:
<html>
<head>
<style>
body {
    background-color:#9FF;
}
h1{
color:#F00;
    font-family:Verdana, Geneva, sans-serif;
}
h2 {
    color:#00F;
    font-family:"Times New Roman", Times, serif;
}
</style>
</head>
<body>
<h1>Học lập trình web miễn phí</h1>
<h2>www.hoclaptrinhweb.net | hoclaptrinh24.blogspot.com</h2>
<p>www.kythuatlaptrinh.xyz</p>
</body>
</html>
Kết quả:
Hình 2. Sử dụng internal style sheet trong HTML
Cách 3: External style sheet
Cú pháp:
- Khai báo file Hienstyle.css:
   tên thẻ 1{
        thuộc tính 1: giá trị 1;
        thuộc tính 2: giá trị 2:
   }
   tên thẻ 2{
        thuộc tính 1: giá trị 1;
        thuộc tính 2: giá trị 2:
   }
- Trong file trangchu.html thực hiện gọi và sử dụng css trong file style.css:
  <head>
  <link rel="stylesheet" type="text/css" href="Hienstyle.css">
  </head>
  <body> 
  <tên thẻ 1>Nội dung cần áp dụng css </tên thẻ 1>
  </body>
Ví dụ 3:
- Khai báo css trong file Hienstyle.css như sau:
Hình 3. Khai báo nội dung các thẻ HTML trong file Hienstyle.css
- Trong file CSS_Bai3.html, khai báo chèn file Hienstyle.css và sử dụng:
<html>
<head>
<link rel="stylesheet" type="text/css" href="Hienstyle.css">
</head>
<body>
<h1>Học lập trình web miễn phí</h1>
<h2>www.hoclaptrinhweb.net | hoclaptrinh24.blogspot.com</h2>
<p>www.kythuatlaptrinh.xyz</p>
</body>

</html>
Lưu ý: 2 file hien.css và css_bai3.html phải lưu cùng cấp với nhau để gọi được dễ dàng
Hình 4. Cách lưu và gọi sử dung css trên file khác nhau
Kết quả:
Hình 5. Kết quả khi chạy trang css_bai3.html