Hoclaptrinh.net. Theme images by Storman. Powered by Blogger.

Instagram posts

About us

3/9/16

[HTML] Bài 17: Cách sử dụng thẻ tạo khối DIV và SPAN

- No comments
Thẻ <div> là một trong những thẻ có chức năng tạo khối bao nội dung bên trong. Đặc điểm chung của các thẻ tạo khổi thường xuống dòng, bắt đầu nội dung trên dòng mới.
Thẻ <div> được sử dụng rất nhiều trong xây dựng template dựa trên css thay cho cách tạo bố cục trang web sử dụng thẻ table như trước đây.

Một số thẻ tạo khối thường gặp:
 - Thẻ <div>
 - Thẻ <form>
 - Thẻ <h1> đến <h6>
 - Thẻ <p>: thẻ định dạng đoạn văn bản

Ví dụ 1: Thẻ <DIV> và cách sử dụng:
<body>
<div style="background-color:black; color:white; padding:20px;">
<h2>Học lập trình</h2>
<p>Hướng dẫn học các ngôn ngữ lập trình cơ bản như C, C++, Java, VB.NET</p>
</div><br />
<div style="background-color:blue; color:white; padding:20px;">
<h2>Lập trình web</h2>
<p>Sử dụng các ngôn ngữ lập trình, công nghệ mới vào xây dựng web</p>
</div>

</body>
Hướng dẫn:
- Thẻ DIV sẽ tạo một khối, với màu nền, màu chữ trong thẻ thuộc tính style.
- Các thẻ DIV, H2, P sẽ tự động xuống dòng mới.

Kết quả:
Hình 1. Sử dụng thẻ DIV trong HTML
Ví dụ 2: Cách sử dụng thuộc tính style trong thẻ <DIV>:
<body>
<h2>Calculate the total width:</h2>

<img src="image/ronaldo.jpg" width="300px" height="243px" alt="Ronaldo">
<div style="width:270px; padding:10px; border:5px solid red; margin:0px; text-align:center">Bức ảnh rộng 350px, cao 243px.
</div>
</body>

Kết quả:
Hình 2. Sử dụng DIV với kích thước xác định
Cách sử dụng thẻ span:
Cũng giống như thẻ div, nhưng thẻ span không tự động xuống dòng mới khi định dạng.

Ví dụ 3: Cách sử dụng thẻ <SPAN>:
<body>
<h1>Học <span style="color:red">lập trình</span> Web</h1>
</body>

Kết quả:
Hình 3. Sử dụng thuộc tính span trong HTML

3/7/16

[Bootstrap] Bài 3: Thiết kế bảng với BootStrap

- No comments
Việc sử dụng bảng trong thiết kế web rất quan trọng, nó giúp cho việc trình bày bảng biểu, bảng thông báo một cách gọn gàng và đẹp mắt. Trong HTML, để sử dụng bảng, các bạn xem bài sau. Với Bootstrap, việc thiết kế bảng trở nên đa dạng và linh hoạt hơn rất nhiều. Trong bài này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng các thẻ cơ bản liên quan tới tạo và trình bày bảng.

Danh sách bài đã đăng
Bài 1. Giới thiệu Bootstrap
Bài 2. Cách chia cột tương tác với tỷ lệ màn hình trong Bootstrap

Để sử dụng bảng với bootstrap, bạn sử dụng lớp .table như sau:

Ví dụ 1: Tạo bảng đơn giản trong thiết kế web, sử dụng bootstrap
<body>
<div class="container">
  <h2>Thiết kế bảng với bootstrap</h2>
  <table class="table">
    <thead>
      <tr>
        <th>Họ</th>
        <th>Tên</th>
        <th>Địa chỉ</th>
      </tr>
    </thead>
    <tbody>
      <tr>
        <td>Nguyễn Giang</td>
        <td>Linh</td>
        <td>Ninh Bình</td>
      </tr>
      <tr>
        <td>Nguyễn Minh</td>
        <td>Ngọc</td>
        <td>Hà Nội</td>
      </tr>      
    </tbody>
  </table>
</div>

</body>

Kết quả:
Thiết kế bảng sử dụng thẻ table trong bootstrap
Hình 1. Thiết kế bảng với thẻ table trong bootstrap
Ví dụ 2: Tạo bảng có màu xen kẽ giữa các hàng, bạn sử dụng thẻ .table-striped

<div class="container">
  <h2>Bảng với các dòng có màu khác nhau</h2>
  <table class="table table-striped">
    <thead>
      <tr>
        <th>STT</th>
        <th>Tên môn học</th>
        <th>Giảng viên phụ trách</th>
      </tr>
    </thead>
    <tbody>
      <tr>
        <td>1</td>
        <td>Lập trình web</td>
        <td>Nguyễn Minh Hiển</td>
      </tr>
      <tr>
        <td>2</td>
        <td>Kỹ thuật lập trình</td>
        <td>Nguyễn Minh Hiển</td>
      </tr> 
      <tr>
        <td>3</td>
        <td>Cơ sở dữ liệu</td>
        <td>Nguyễn Minh Ngọc</td>
      </tr>       
    </tbody>
  </table>
</div>

Kết quả:
Hình 2. Thiết kế bảng với thẻ table-striped trong bootstrap
Ví dụ 3: Để tạo đường viền bảng, bạn sử dụng thẻ .table-bordered trong bootstrap

<div class="container">
  <h1>Bảng với thuộc tính đường viền</h1>
  <table class="table table-bordered table-striped">
    <thead>
      <tr>
        <th>STT</th>
        <th>Tên môn học</th>
        <th>Số tiết học</th>
      </tr>
    </thead>
    <tbody>
      <tr>
        <td>1</td>
        <td>Lập trình web</td>
        <td>60</td>
      </tr>
      <tr>
        <td>2</td>
        <td>Kỹ thuật lập trình</td>
        <td>45</td>
      </tr> 
      <tr>
        <td>3</td>
        <td>Cơ sở dữ liệu</td>
        <td>30</td>
      </tr>       
    </tbody>
  </table>
</div>

Kết quả:
Hình 3. Thiết kế đường viền bảng với thẻ table-bordered trong bootstrap
Ví dụ 4: Tạo bảng có màu sắc theo ngữ cảnh, sử dụng trực tiếp các mã màu trong thẻ <tr>
<div class="container">
  <h1>Tạo bảng có màu sắc đa dạng</h1>        
  <table class="table">
    <thead>
      <tr>
        <th>STT</th>
        <th>Tên học phần</th>
        <th>Số tín chỉ</th>
      </tr>
    </thead>
    <tbody>
      <tr class="success">
        <td>1</td>
        <td>Lập trình web</td>
        <td>3</td>
      </tr>
      <tr class="danger">
        <td>2</td>
        <td>Cơ sở dữ liệu</td>
        <td>2</td>
      </tr>
      <tr class="info">
        <td>3</td>
        <td>Thiết kế web</td>
        <td>3</td>
      </tr>
    </tbody>
  </table>
</div>

Kết quả:
Hình 4. Tạo bảng có màu sắc đa dạng theo ngữ cảnh trong bootstrap

3/6/16

[Bootstrap] Bài 2: Cách chia cột tương tác với tỷ lệ màn hình trong bootstrap

- No comments
Trong bài 1, các bạn đã tìm hiểu khái niệm bootstrap và viết một trang đơn giản sử dụng thẻ <container> trong thiết kế bố cục trang web tương tác. Để có thể hiểu rõ hơn cơ chế xử lý, tùy biến giao diện trang web theo màn hình các thiết bị, chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng lưới trong bootstrap.
Sử dụng Grid trong bootstrap giúp cho việc tạo bố cục trang web một cách nhanh chóng, tương tác tốt với các thiết bị khác nhau như: desktop (máy bàn), laptop (máy tính xách tay), tablet (máy tính bảng), smart phone (điện thoại thông minh).

Các lệnh cơ bản cần nhớ:
- Lớp .col-xs-* sử dụng tương thích với màn hình smart phone (< 768px)
- Lớp .col-sm-* sử dụng tương thích với màn hình tablet (>= 768px)
- Lớp .col-md-* sử dụng tương thích với màn hình laptop, desktop (>= 992px)
- Lớp .col-lg-* sử dụng tương thích với màn hình desktop (>= 1200px)

Ví dụ 1: Sử dụng bootstrap, chia 2 cột với tỉ lệ bằng nhau:
<body>
<div class="container">
<div class="row">
            <div class="col-sm-6">
                   <div class="nenxanh">Cột thứ 1</div>
             </div>
             <div class="col-sm-6">
                   <div class="nenhong">Cột thứ 2</div>
             </div>
    </div>    
</div>
</body>
</html>
Xem thêm cách lập trình web sử dụng css

Kết quả:
lập trình web với bootstrap
Hình 1. Giao diện khi chạy trang web trên màn hình PC
dùng bootstrap chia 2 cột trong lập trình web
Hình 2. Giao diện khi chạy trang web trên màn hình di động

Ví dụ 2Sử dụng bootstrap, chia 2 cột với tỉ lệ 1:2
<body>
<div class="container">
<div class="row">
    <div class="col-sm-4">
        <div class="nenxanh">Cột thứ 1 tỉ lệ 1</div>
        </div>
        <div class="col-sm-8">
        <div class="nenhong">Cột thứ 2 tỉ lệ 2</div>
        </div>
    </div>    
</div>

</body>
Kết quả:
Hình 3. Giao diện trang web ở chế độ xem trên desktop

Hình 4. Giao diện trang web tự động co lại trên màn hình di động

Ví dụ 3Chia 3 cột có tỷ lệ bằng nhau trong Bootstrap cũng tương tự như chia 2 cột.
<body>
<div class="container">
<div class="row">
    <div class="col-md-4">
        <div class="nenxanh">Cột thứ 1</div>
        </div>
        <div class="col-md-4">
        <div class="nenhong">Cột thứ 2</div>
        </div>
        <div class="col-md-4">
        <div class="nenvang">Cột thứ 3</div>
        </div>
    </div>    
</div>
</body>
Kết quả:
làm thế nào chia 3 cột bằng nhau trong bootstrap
Hình 5. Giao diện desktop sử dụng bootstrap
Hình 6. Ba cột được xếp theo thứ tự khi chạy trên giao diện di động
Ví dụ 4: Để chia 3 cột có tỷ lệ khác nhau, các bạn làm tương tự như ví dụ 3, chỉ việc thay chỉ số sau .col-md-*, luôn nhớ tổng các giá trị này là 12.
<body>
<div class="container">
<div class="col-md-2">
         <div class="nenxanh">Cột thứ 1</div>
        </div>
        <div class="col-md-8">
         <div class="nenhong">Cột thứ 2</div>
        </div>
        <div class="col-md-2">
         <div class="nenvang">Cột thứ 3</div>
        </div>
</div>
</body>

Kết quả: Phần kết quả trên mobile giống như hình 6.
Hình 7. Chia 3 cột có tỷ lệ không bằng nhau sử dụng bootstrap
Ví dụ 5: Sử dụng bố cục kết hợp trên nhiều thiết bị di động như desktop, laptop, tablet, smart phone. 
- Thiết bị có độ phân giải từ 1024x728 trở lên, bố cục được chia thành 3 cột (hình 8)
Thiết bị có độ phân giải 728x1280, bố cục được chia thành 2 cột (hình 9)
- Thiết bị có độ phân giải nhỏ hơn 728, bố cục được chia thành 1 cột (hình 10)

<body>
<div class="container">
<div class="row">
    <div class="col-sm-3 col-md-2">
        <div class="nenxanh">Cột thứ 1</div>
        </div>
        <div class="col-sm-9 col-md-8">
        <div class="nenhong">Cột thứ 2</div>
        </div>
        <div class="col-sm-12 col-md-2">
        <div class="nenvang">Cột thứ 3</div>
        </div>
    </div>    
</div>
</body>

Kết quả:
Hình 8. Giao diện 3 cột trên laptop, desktop và tablet quay ngang sử dụng bootstrap
Hình 9. Giao diện 2 cột trên tablet quay dọc và các thiết bị nhỏ khác
Hình 10. Giao diện trên các thiết bị smart phone

3/5/16

[Bootstrap] Bài 1: Giới thiệu BootStrap

- No comments
Bootstrap là gì, tại sao lại được sử dụng nhiều như vậy ?
- Bootstrap là một nền tảng miễn phí giúp thiết kế giao diện người sử dụng dễ dàng và nhanh hơn.
- Bootstrap gồm các mẫu thiết kế sẵn dựa trên các thẻ HTML và CSS như bảng, biểu mẫu, nút bấm, điều hướng, slide và nhiều đối tượng khác.
- Với bootstrap, bạn sẽ dễ dàng sáng tạo hơn trong thiết kế web tương tác. Website tương tác là những trang có khả năng hiển thị trên nhiều nền tảng, kích cỡ màn hình khác nhau.

Bootstrap ra đời như nào ?
Tuy mới ra mắt vào tháng 8 năm 2011 bởi Mark Otto và Jacob Thornton, nhân viên của Twitter. Nhưng đến nay, Bootstrap đã sớm trở thành công nghệ được sử dụng nhiều nhất trong thiết kế website bởi sự đơn giản, dễ dàng học tập và sử dụng.

Bootstrap được tải ở đâu và sử dụng như nào ?
- Tải trực tiếp tại địa chỉ: www.getbootstrap.com
- Sử dụng Boostrap từ thư viện CDN

Để sử dụng CDN từ thư viện Bootstrap trực tuyến, các bạn sử dụng 03 dòng sau trong cặp thẻ <head></head>
<!-- Trình biên dịch CSS mới nhất -->
<link rel="stylesheet" href="http://maxcdn.bootstrapcdn.com/bootstrap/3.3.6/css/bootstrap.min.css">
<!-- Thư viện jQuery-->
<script src="https://ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/1.12.0/jquery.min.js"></script>
<!-- Trình biên dịch JavaScript mới nhất -->
<script src="http://maxcdn.bootstrapcdn.com/bootstrap/3.3.6/js/bootstrap.min.js"></script>

Ba bước cơ bản để xây dựng một trang web sử dụng Bootstrap:

1. Thêm lệnh doctype trong phần mở đầu

<!DOCTYPE html>

<html lang="en">
<head>
<meta charset="utf-8">
</head>
</html>

2. Bổ sung thẻ <meta> với các thuộc tính và giá trị sau trong phần <head></head>
<meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1">

3. Thuộc tính container của thẻ <div> trong thẻ <body>
<div class="container">
  <h1>Giao diện tương tác với kích thước cố định</h1>
  <p>Một số dòng thông báo</p> 
</div>
- .container: dành cho giao diện màn hình tương tác có kích thước xác định
- .container-fluid: dành cho giao diện kín toàn màn hình

Xem thêm bài viết về cách sử dụng thẻ HTML trong CSS

Sau đây chúng ta xem hai ví dụ về cách sử dụng thư viện Bootstrap:

Ví dụ 1:
<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>
  <title>Ví dụ bootstrap - Giao diện tương tác với kích thước cố định</title>
  <meta charset="utf-8">
  <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1">
  <link rel="stylesheet" href="http://maxcdn.bootstrapcdn.com/bootstrap/3.3.6/css/bootstrap.min.css">
  <script src="https://ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/1.12.0/jquery.min.js"></script>
  <script src="http://maxcdn.bootstrapcdn.com/bootstrap/3.3.6/js/bootstrap.min.js"></script>
</head>
<body>
<div class="container">
  <h1>Giao diện tương tác với kích thước cố định</h1>
  <p>Một số dòng thông báo</p> 
</div>
</body>

</html>

Kết quả:
lập trình web - bootstrap cơ bản

Ví dụ 2:
<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>
  <title>Ví dụ bootstrap - Giao diện full màn hình</title>
  <meta charset="utf-8">
  <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1">
  <link rel="stylesheet" href="http://maxcdn.bootstrapcdn.com/bootstrap/3.3.6/css/bootstrap.min.css">
  <script src="https://ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/1.12.0/jquery.min.js"></script>
  <script src="http://maxcdn.bootstrapcdn.com/bootstrap/3.3.6/js/bootstrap.min.js"></script>
</head>
<body>  
<div class="container-fluid">
  <h1>Giao diện full màn hình sử dụng bootstrap</h1>      
  <p>Sử dụng lớp .container-fluid cho thẻ DIV để có kích thước toàn màn hình </p>    
</div>
</body>
</html>

Kết quả:
thiết kế giao diện bootstrap full màn hình

Học HTML cơ bản


3/4/16

[DOMAIN] Hướng dẫn trỏ Domain từ OnlyDomains về Blogspot

- No comments
Cách trỏ domain từ Nhà cung cấp về Blogspot

Khi tạo một Website với Blogspot, bạn sẽ có tên miền mặc định như sau hoclaptrinh24.blogspot.com. Để rút gọn tên miền và tăng thêm tính chuyên nghiệp cho website, bạn nên đăng ký một tên miền riêng có dạng www.hoclaptrinhweb.net và trỏ đến Blogspot của bạn. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn việc trỏ tên miền từ nhà cung cấp OnlyDomains về Blogspot. Với các nhà cung cấp khác, các bước thực hiện cũng gần tương tự.

Quy trình đối với các nhà cung cấp tên miền gần như nhau, gồm ba bước chính:

1. Đặt lại địa chỉ tên miền mới trong phần cài đặt của Blogspot
2. Tạo bản ghi CNAME và các bản ghi A cho tên miền
3. Lưu cài đặt và hoàn tất quá trình trỏ tên miền về Blogspot

Cài đặt chi tiết với nhà cung cấp OnlyDomains:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Blogspot của bạn

Chọn Blog muốn trỏ tên miền (trong trường hợp tài khoản gmail bạn có nhiều blog). 

- Trong phần cài đặt (cơ bản) bạn lựa chọn mục xuất bản (địa chỉ blog) như hình

 cai dat xuat ban trong blogspot

- Như các bạn thấy, địa chỉ blogspot ban đầu của tôi là hoclaptrinh24h.blogspot.com. Bạn chọn dòng Thiết lập URL của bên thứ 3 cho blog của bạn (màu xanh) để bắt đầu quá trình trỏ tên miền

Thiết lập tên miền - học lập trình web

- Trong ô cài đặt tên miền của bên thứ ba, bạn nhập tên domain muốn chuyển hướng, sau đó nhấn nút Lưu. Như hình trên, tôi nhập địa chỉ www.hoclaptrinhweb.net của mình vào.

học lập trình web

- Sau khi nhấn nút Lưu, blogspot sẽ thông báo lỗi như hình, đó là do bạn chưa cấu hình DNS trong trang quản lý tên miền (bạn đăng ký mua). Bạn hãy lưu 2 dòng khoanh đỏ trên lại, để sau này thuận tiện trong cấu hình file CNAME.

Bước 2Tạo bản ghi CNAME và các bản ghi A cho tên miền

- Đăng nhập vào trang quản trị tên miền mà bạn đã mua (của tôi là OnlyDomain), chọn DNS Setting để vào phần cài đặt chuyển hướng tên miền.

Cài đặt DNS cho blogspot

- Trong phần cấu hình DNS, bạn tạo ra 4 bản ghi A và 2 bản ghi CNAME (copy từ bước trên, trong phần blogspot của bạn):

cấu hình dns - hoc lap trinh web

- Quay lại Blogspot của bạn, nhấn nút Lưu để quá trình cài đặt, chuyển hướng DNS được hoàn tất.

Bước 3: Lưu cài đặt và hoàn tất quá trình trỏ tên miền về Blogspot

- Sau khi lưu cấu hình cài đặt, hệ thống sẽ hiển thị như hình

hoc lap trinh web

- Nhần vào nút chỉnh sửa để thiết lập truy cập tự chuyển hướng khi người dùng gõ thiếu www trên thanh địa chỉ. 
- Bạn đánh dấu chọn mục Chuyển hướng như trong hình. Nhấn nút lưu để hoàn tất.

3/2/16

[HTML] Bài 16: Cách sử dụng danh sách trong HTML

- No comments
16.1. Danh sách không có thứ tự  (Unordered List)
Danh sách được bắt đầu với thẻ <ul>. Mỗi đối tượng trong danh sách được đặt trong cặp thẻ <li>. Danh sách sẽ được liệt kê với các kí hiệu như hình vuông, tròn và không phân biệt thứ tự giữa các đối tượng này.
Cú pháp:
<ul>
  <li>Đối tượng 1</li>
  <li>Đối tượng 2</li>
  <li>Đối tượng 3</li>
</ul>
Ví dụ 1:
<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>http://hoclaptrinh24.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<h1>Học thiết kế web - Thẻ danh sách trong HTML</h1>
<ul>
  <li>Toán rời rạc</li>
  <li>Kỹ thuật lập trình</li>
  <li>Thiết kế website</li>
</ul>
</body>
</html>
Kết quả:


Học web - danh sách không sắp xếp

Danh sách không có thứ tự

16.2. 
Danh sách có thứ tự  (Ordered List)
Cũng giống như thể danh sách không có thứ tự (Unordered List), việc sử dụng danh sách có thứ tự (Orderd List) gần giống nhau. Chỉ khác thẻ <ol> được thay thế cho thẻ <ul>. Bên trong cặp thẻ <ol> là các đối tượng, được đặt trong cặp thẻ <li>
Cú pháp:
<ol>
  <li>Đối tượng 1</li>
  <li>Đối tượng 2</li>
  <li>Đối tượng 3</li>
</ol>
Ví dụ 2:
<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>http://hoclaptrinh24.blogspot.com</title>
</head>
<body>
<h1>Học thiết kế web - Danh sách có thứ tự</h1>
<ol>
  <li>Toán rời rạc</li>
  <li>Kỹ thuật lập trình</li>
  <li>Thiết kế website</li>
</ol>
</body>
</html>
Kết quả:
học lap trinh web - danh sách có thứ tự
Danh sách có thứ tự

16.3. Thuộc tính type trong danh sách có thứ tự ((Ordered List)
Thuộc tính type trong thẻ <ol> sẽ hiển thị danh sách được sắp xếp theo các chỉ mục như số, chữ cái, chữ số la mã,....để sử dụng, các bạn lựa chọn giá trị kiểu trong thuộc tính type.
Cú pháp:
Thuộc tính type Mô tả
type="1" Danh sách được đánh theo số thứ tự (kiểu mặc định)
type="A" Danh sách được đánh thứ tự theo chữ cái viết in
type="a" Danh sách được đánh thứ tự theo chữ cái viết thường
type="I" Danh sách được đánh thứ tự theo chữ số la mã in
type="i" Danh sách được đánh thứ tự theo chữ số la mã thường
Ví dụ 3:
<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>http://hoclaptrinh24.blogspot.com</title>
</head>
<body>
<h1>Danh sách có thứ tự theo chữ cái IN</h1>
<ol type="A">
  <li>Lập trình web</li>
  <li>Lập trình Java</li>
  <li>Thiết kế website</li>
  <li>Lập trình hướng đối tượng</li>
</ol>
</body>

</html>
Kết quả:
danh sach co thu tu voi bang chu cai in
Danh sách có thứ tự với thuộc tính type="A"
Ví dụ 4:
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>http://hoclaptrinh24.blogspot.com</title>
</head>
<body>
<h3>Danh sách có thứ tự theo số la mã thường</h3>
<ol type="i">
  <li>Lập trình web</li>
  <li>Lập trình C</li>
  <li>Thiết kế website</li>
  <li>Lập trình PHP</li>
</ol>
</body>

</html>
Kết quả: lap trinh web
Danh sách có thứ tự được sắp xếp theo số la mã thường