Hoclaptrinh.net. Theme images by Storman. Powered by Blogger.

Instagram posts

About us

8/31/15

[HTML] Bài 11: Thẻ định dạng mã máy tính (Computer Code)

- No comments
Bài này, các bạn sẽ tìm hiểu một số thẻ định dạng mã máy tính như: các kí tự nhập, các mẫu xuất văn bản, mã ngôn ngữ lập trình, biến, biểu thức toán học, vật lý.
11.1. Thẻ <kbd>: Định dạng các phần từ đầu vào từ bàn phím
Cú pháp:
             <kbd>Nội dung cần nhập vào</>
Ví dụ 1:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Thẻ kbd biểu diễn kí tự nhập vào từ bàn phím:</p>
<p><kbd>File | Open...</kbd></p>
</body>

</html>
Kết quả:
11.2. Thẻ <samp>: Định dạng mẫu ký tự xuất ra từ máy tính
Cú pháp:
             <samp>Thông tin cần xuất ra</samp>
Ví dụ 2:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Thông tin phiên bản nhân Linux</p>
<samp>
demo.example.com login: Apr 12 09:10:17
Linux 2.6.10-grsec+gg3+e+fhs6b+nfs+gr0501+++p3+c4a+gr2b-reslog-v6.189
</samp>
</body>
</html>
Kết quả:
11.3. Thẻ <code>: Định nghĩa mã lập trình
Cú pháp:
            <code>Mã lập trình</code>
Ví dụ 3.1:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Thông tin cầu thủ</p>
<code>
var person = {firstName:"Beckham", lastName:"David", age:37}
</code>
</body>

</html>
Kết quả:
Thẻ code không chứa đoạn mã bao gồm ký tự trắng và xuống dòng. Để khắc phục, các bạn sử dụng thêm cặp thẻ <pre> bao quanh.
Ví dụ 3.2:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Thông tin cầu thủ</p>
<code>
<pre>
var person = {
    firstName:"Beckham",
    lastName:"David",
    age:37,
    eyeColor:"Black"
}
</pre>
</code>
</body>

</html>
Kết quả:
11.4. Thẻ <var>: Định nghĩa biến toán học
Cú pháp:
             <var>Biến cần định nghĩa</var>
Ví dụ 4:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Công thức Einstein:</p>
<p><var>E</var> = <var>m</var> <var>c</var><sup>2</sup></p>
</body>

</html>
Kết quả:

[HTML] Bài 10: Thẻ trích dẫn(Quotations)

- No comments
Việc sử dụng thẻ trích dẫn trong các bài viết HTML không quá thường xuyên, nhưng hiểu và biết cách vận dụng thích hợp, sẽ mang lại hiệu quả cao cho trang web trong việc nhấn mạnh, tạo sự nổi bật trong cách trình bày văn bản. Trong bài 10, các bạn sẽ được tìm hiểu và sử dụng các thẻ trích dẫn này qua các ví dụ sinh động.
10.1. Thẻ <q>: Mô tả đoạn trích dẫn ngắn
Cú pháp:
             <q>Nội dung cần trích dẫn</q>
Ví dụ 1:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p><h2>Tình yêu là: <q> một cuộc cách mạng giải phóng chủ nghĩa độc thân.</q></h2></p>
</body>

</html>
Kết quả:
10.2. Thẻ <blockquote>: Mô tả đoạn trích dẫn dài
Cú pháp:
             <blockquote>Nội dung cần trích dẫn</blockquote>
Ví dụ 2:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p><h2>Đơn côi:</h2>
<blockquote>
      Hoàng hôn xuống cho lòng em buồn thẳm </br>
      Hạnh phúc nào sao mãi vẫn xa xăm </br>
      Gió vẫn thổi vào hồn em lạnh buốt </br>
      Mưa tâm hồn làm lệ mãi tuôn rơi </br>
</blockquote>
</p>
</body>

</html>
Kết quả:
10.3. Thẻ <abbr>: Mô tả chữ viết tắt hay từ viết tắt
Cú pháp:
            <abbr title="Từ giải nghĩa">Từ viết tắt</abbr>
Ví dụ 3:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>The <abbr title="Fédération Internationale de Football Association">FIFA</abbr> was founded in 1904.</p>
</body>

</html>
Kết quả:
10.4. Thẻ <address>: Mô tả thông tin liên hệ
Cú pháp:
             <address>Từ viết tắt</address>
Ví dụ 4:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>
Style tag:
http://minhhienict.blogspot.com/2015/08/html-bai-9-inh-kieu-style.html
</p>
<address>
Written by Hien Minh.<br> 
Visit us at:<br>
http://minhhienict.blogspot.com/<br>
</address>
</body>

</html>
Kết quả:
10.5. Thẻ <cite>: Mô tả tiêu đề công việc
Cú pháp:
            <cite>Tiêu đề cần mô tả</cite>
Ví dụ 5:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p><cite>The Scream</cite> by Edward Munch. Painted in 1893.</p>
</body>

</html>
Kết quả:

8/30/15

[HTML] Bài 9: Thẻ định kiểu (Style)

- No comments
Mỗi thẻ HTML đều có một kiểu mặc định (màu nền trắng và màu chữ đen). Để thay đổi kiểu mặc định trong các thẻ HTML này, người ta sử dụng thuộc tính style. 
Ví dụ sau đây sẽ cho ta thấy cách thay đổi màu nền mặc định từ trắng thành vàng;
Ví dụ 1:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body style="background-color:yellow">     <!-- Màu nền vàng -->
<h1>Dòng tiêu đề</h1>
<p>Đoạn văn bản.</p>
</body>
</html>
Kết quả:
9.1. Thuộc tính Style
Cú pháp: style = "property: value"

9.2. Thuộc tính màu văn bản: Định màu của văn bản sẽ được sử dụng
Ví dụ 2:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<h1 style="color:blue">Đây là tiêu đề</h1>       <!-- Màu chữ xanh -->
<p style="color:red">Đây là đoạn văn.</p>        <!-- Màu chữ đỏ -->
</body>
</html>
Kết quả:
9.3. Thuộc tính Font chữ và kích cỡ chữ: Định kích thước và font chữ sẽ sử dụng cho văn bản
Cú pháp:
- style="color: value"                <!-- Màu chữ -->
- style="font-family: value"      <!-- Font chữ -->
- style="font-size: value"          <!-- Cỡ chữ -->
Ví dụ 3: Xác định font chữ
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<h1 style="font-family:verdana">Đây là tiêu đề</h1>
<p style="font-family:courier">Đây là đoạn văn.</p>
</body>
</html>
Kết quả:

Ví dụ 4: Xác định kích cỡ chữ
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<h1 style="font-size:300%">Đây là tiêu đề</h1>
<p style="font-size:160%">Đây là đoạn văn.</p>
</body>
</html>
Kết quả:
9.4. Thuộc tính căn lề văn bản: Định vị trí hiển thị của văn bản
Ví dụ 5:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<h1 style="text-align:center">Đây là tiêu đề</h1>
<p>Đây là đoạn văn.</p>
</body>
</html>
Kết quả:

8/29/15

[HTML] Bài 8: Thẻ định dạng văn bản (Formatting)

- No comments
Định dạng văn bản (text) luôn là một vấn đề quan trọng trong bất kỳ tài liệu, văn bản nào. Để hiểu và vận dụng thành thạo các thẻ định dạng văn bản trong HTML không phải vấn đề khó khăn. Trong bài học này, các bạn sẽ tìm hiểu cách sử dụng các thẻ định dạng văn bản và cách kết hợp các thẻ với nhau để tăng hiệu quả trình bày của văn bản.

8.1. Thẻ B: Định dạng chữ đậm
Cú pháp:
           <B>Nội dung chữ đậm</B>
Ví dụ 1:
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Văn bản thông thường chưa định dạng</p>

<p><b>Văn bản chữ đậm</b>.</p>
</body>
</html>
Kết quả:
8.2. Thẻ Strong: Định dạng chữ đậm (giống thẻ B)
Cú pháp:
           <STRONG>Văn bản cần nhấn mạnh</STRONG>
Ví dụ 2:
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Văn bản thông thường chưa định dạng</p>

<p><strong>Văn bản chữ đậm dùng thẻ strong</strong>.</p>
</body>
</html>
Kết quả:

8.3. Thẻ I: Định dạng chữ nghiêng
Cú pháp:
           <I>Nội dung chữ nghiêng</I>
Ví dụ 3:
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Văn bản thông thường chưa định dạng</p>
<p><I>Văn bản chữ nghiêng</I>.</p>
</body>
</html>
Kết quả:
8.4. Thẻ EM: Định dạng chữ nghiêng (giống thẻ I)
Cú pháp:
           <EM>Văn bản được nhấn mạnh</EM>
Ví dụ 4:
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Văn bản thông thường chưa định dạng</p>
<p><EM>Văn bản chữ nghiêng dùng thẻ EM</EM>.</p>
</body>
</html>
Kết quả:

8.5. Thẻ U: Định dạng chữ gạch chân.
Cú pháp:
           <U>Văn bản chữ gạch chân</U>
Ví dụ 5:
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Văn bản thông thường chưa định dạng</p>
<p><U>Văn bản chữ gạch chân</U>.</p>
</body>
</html>
Kết quả:
8.6. Thẻ SMALL: Định dạng cỡ chữ nhỏ hơn chữ xung quanh.
Cú pháp:
           <SMALL>Chữ nhỏ hơn xung quanh</SMALL>
Ví dụ 6:
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Văn bản thông thường chưa định dạng</p>
<p>Chữ bình thường <SMALL>Chữ nhỏ hơn xung quanh</SMALL> Chữ bình thường.</p>
</body>
</html>
Kết quả:
 
8.7. Thẻ BIG: Định dạng cỡ chữ lớn hơn chữ xung quanh.
Cú pháp:
           <BIG>Chữ lớn hơn xung quanh</BIG>
Ví dụ 7:
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Văn bản thông thường chưa định dạng</p>
<p>Chữ bình thường <BIG>Chữ lớn hơn xung quanh</BIG> Chữ bình thường.</p>
</body>
</html>
Kết quả:
8.8. Thẻ MARK: Định dạng văn bản nổi bật (highlight).
Cú pháp:
           <MARK>Văn bản cần nhấn mạnh</MARK>
Ví dụ 8:
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Văn bản thông thường chưa định dạng</p>
<p>Chữ bình thường <MARK>Chữ cần nổi bật</MARK> Chữ bình thường.</p>
</body>
</html>
Kết quả:
 
8.9. Thẻ DEL: Định dạng văn bản bị loại bỏ (gạch ngang)
Cú pháp:
           <DEL>Văn bản cần đánh dấu loai bỏ</DEL>
Ví dụ 9:
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Văn bản thông thường chưa định dạng</p>
<p>Chữ bình thường <DEL>Chữ đánh dấu bị loại</DEL> Chữ bình thường.</p>
</body>
</html>
Kết quả:
8.10. Thẻ SUB : Định dạng văn bản nhỏ bên dưới (chỉ số dưới)
Cú pháp:
           <SUB>Văn bản cần áp dụng</SUB>
Ví dụ 10:
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>H2SO4</p>
<p>H<SUB>2</SUB>SO<SUB>4</SUB></p>
</body>
</html>
Kết quả:
8.11. Thẻ SUP : Định dạng văn bản nhỏ bên trên (chỉ số trên)
Cú pháp:
           <SUP>Văn bản cần áp dụng</SUP>
Ví dụ 11:
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>AX2+BX+C=0</p>
<p>AX<SUP>2</SUP>+ BX + C = 0</p>
</body>
</html>
Kết quả:

8/28/15

[HTML] Bài 7: Thẻ định dạng đoạn văn bản (P - Paragraphs)

- No comments
Định dạng đoạn văn (paragraphs) luôn là một vấn đề quan trọng trong bất kỳ tài liệu, văn bản nào. Để hiểu và vận dụng thành thạo thẻ <p> trong HTML không phải vấn đề quá khó khăn. Trong bài học này, các bạn sẽ tìm hiểu cách sử dụng thẻ <p> và kết hợp với một số thẻ khác để tăng hiệu quả trình bày của đoạn văn.
7.1. Thẻ P: Định nghĩa một đoạn văn bản 
Cú pháp: <p>Đoạn văn cần định dạng</p>
Ví dụ 1:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Đoạn văn thứ 1</p>
<p>Đoạn văn thứ 2</p>
</body>
</html>
Kết quả:
7.2. Thẻ <p> tự động loại trừ ký tự cách và xuống dòng.
Ví dụ 2:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>
Đây là một đoạn văn
chứa rất nhiều ký tự cách, xuống dòng
trong mã nguồn HTML, nhưng các trình
duyệt web vẫn hiển thị đoạn trên cùng
một dòng
</p>
<p>
Đây là một đoạn văn
chứa rất nhiều ký           tự cách,
xuống dòng  trong     mã    nguồn HTML
, nhưng các trình duyệt web vẫn hiển
thị đoạn trên cùng
một dòng
</p>
</body>
</html>
Kết quả:
7.3. Sử dụng thẻ <br> để ngắt dòng trong một đoạn văn
Ví dụ 3:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Đây là <br>một đoạn<br>văn được viết ngắt dòng</p>
</body>
</html>
Kết quả:
7.4. Vấn đề gặp phải khi viết các dòng của một đoạn thơ: Nội dung các dòng đó sẽ nằm trên cùng một dòng, cho dù bạn có viết xuống dòng đi chăng nữa.
Ví dụ 4:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Đoạn thơ này sẽ được hiển thị trên một dòng:</p>
<p>
    Anh đợi em về ăn cơm.
   
    Trăng đã lên rồi, trăng sáng.

    Mảnh ngọc trên cây hoàng lan.

    Chắc thấy em trên đường vắng.
</p>
</body>
</html>
Kết quả:
7.5. Sử dụng thẻ <pre> trong đoạn văn <p> để soạn thảo khổ thơ theo ý muốn
Ví dụ 5:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<p>Thẻ pre chấp nhận các khoảng trống và ký tự xuống dòng</p>
<pre>
   Anh thương em khi ngủ
 
   Phong thái rất hồn nhiên.
 
   Em ngủ như trẻ nhỏ

   Ngon say một giấc liền.
</pre>
</body>
</html>
Kết quả:

8/25/15

[HTML] Bài 6: Thẻ hình ảnh (IMG)

- No comments
Trong nội dung bài trước, chúng ta đã tìm hiểu một số thẻ HTML căn bản. Trong bài 6, các bạn sẽ tìm hiểu thẻ làm việc với hình ảnh và âm thanh. Đây là những đối tượng hiển thị chủ yếu của trang web.
6.1. Thẻ IMG: Dùng để chèn hình ảnh vào trang web
Cú pháp:
<img src="url" alt="text" width="value" height="value" border="value" align="value">
Trong đó:
- src: xác định đường dẫn tới tập tin ảnh cần tải lên, để đường dẫn tương đối hoặc tuyệt đối
- alt: chứa nội dung văn bản thay thế cho hình ảnh khi hình không load về được, nếu load về được thì sẽ xuất hiện nội dung trong textbox mỗi khi người dùng đưa chuột tới hình.
- width: xác định chiều rộng của ảnh.
- height: xác định chiều cao của ảnh.
- border: xác định đường viền của ảnh.
- align: xác định căn lề của ảnh so với văn bản.
Ví dụ 1: sử dụng thuộc tính style
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<img src="html.png" alt="HTML Icon" style="width:128px;height:128px;">
</body>
</html>
Kết quả:
Ví dụ 2: sử dụng thuộc tính widthheight 
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<img src="html.png" alt="HTML Icon" width="228" height="228"">
</body>

</html>
Kết quả:
Ví dụ 3: so sánh thuộc tính style và with, height
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
<style>
img { 
    width:100%; 
}
</style>
</head>
<body>
<p>Nên sử dụng thuộc tính style (bao gồm thuộc tính width và height), bởi vì ảnh sẽ không bị vỡ trong các trường hợp kích thước ảnh gốc nhỏ hơn kích thước mong muốn hiển thị
</p>
<img src="html.png" alt="HTML5 Icon" style="width:128px;height:128px;">
<img src="html.png" alt="HTML5 Icon" width="128" height="128">
</body>

</html>
Kết quả:

Ví dụ 4: sử dụng đường dẫn ảnh từ một thư mục khác
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
<style>
img { 
    width:100%; 
}
</style>
</head>
<body>
<img src="/images/html.png" alt="HTML5 Icon" style="width:128px;height:128px;">
<img src="http://minhhienict.blogspot.com/images/html_demo.png" alt="HTML Demo">
</body>

</html>
Kết quả:
6.2. Dùng ảnh làm liên kết: Có thể dùng ảnh làm liên kết đến một trang khác
Cú pháp:
<a href="Địa chỉ trang liên kết">
    <img src="đường dẫn tới ảnh" alt="nội dung thay thế">Nhãn
</a>
Ví dụ:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
<style>
img { 
    width:100%; 
}
</style>
</head>
<body>
<a href="Sanpham.html">
<img src="sanpham.gif" alt="Sản phẩm" style="width:42px;height:42px;border:0;">
</a>
</body>
</html>
6.3. Bản đồ ảnh
Cú pháp:
<IMG UseMap=”Label”>
      <Map Name=”Label”>
            <Area Shape= “type” coords=”x1,y1,x2,y2, …” href=”URL”>
      </Map>

Trong đó:
- Label: tên của bản đồ ảnh
- Type: hình dạng của các vùng trên ảnh, gồm các loại:
     + Rect: Vùng hình chữ nhật
     + Circle: Vùng hình tròn
     + Poly: Vùng hình đa giác
- Coords: toạ độ các đỉnhcủa hình
     + Rect: (x1, y1, x2, y2) là toạ độ 2 đỉnh chéo của vùng hình CN
     + Circle: (x, y, r) lần lượt là toạ độ tâm và bán kính của vùng hình tròn Poly: (x1, y1, x2, y2, x3, y3, …) là các đỉnh của vùng hình đa giác

Ví dụ:
<html>
<head>
<title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>
</head>
<body>
<img src="../image/Map.jpg" width="150" height="150" border="0" usemap="#Map1">
<map name="Map1">
   <area shape="rect" coords="73,3,149,66" href="B1.htm">
   <area shape="poly" coords="152,81,71,75,62,109,97,123" href="B3.htm">
   <area shape="circle" coords="37,32,27" href="B2.htm">
</map>
</body>
</html>

8/24/15

[HTML] Bài 5: Một số thẻ HTML căn bản (phần 2)

- No comments
Trong nội dung bài trước, chúng ta đã tìm hiểu một số thẻ HTML căn bản. Trong bài 5, các bạn sẽ tiếp tục bổ sung thêm 2 thẻ Font, Body. Đây là các thẻ quan trọng và được sử dụng rất nhiều trong thiết kế các trang website.


5.1. Thẻ FONT: Dùng định dạng Font chữ cho văn bản web
- Nếu muốn định dạng Font chữ cho cả tài liệu thì đặt thẻ <Font> trong phần thẻ  <Body>
- Nếu muốn định dạng từng phần hoặc từng từ thì đặt tại vị trí muốn định dạng
Cú pháp:
<FONT face=”fontName1, fontName2, fontName3” size=”value” color=”rrggbb”>
   Nội dung hiển thị
</FONT>
Ví dụ 1:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
        <title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>               
</head>
<body>
        <FONT SIZE=5 COLOR=RED FACE=Arial>Information Technology Department</FONT>
<P>Đây là <FONT COLOR=BLUE SIZE = 6> ví dụ</FONT>thẻ FONT
</body>
</html>
Kết quả:
Ví dụ 2:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
        <title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>               
</head>
<body>
        <font size="9" color="red">Ví dụ thẻ Font 1 </font></br>
<font size="12" color="blue">Ví dụ thẻ Font 2</font></br></br>
<font face="verdana" color="green">Ví dụ thẻ Font kết hợp font chữ verdana</font>
</body>
</html>
Kết quả:
5.2. Thẻ BODY: Phần chính chứa nội dung của trang web
Cú pháp:
<BODY>
Nội dung chính của trang web
</BODY>
Thuộc tính của thẻ BODY:
- BgColor: thiết lập màu nền của trang.
- Text: thiết lập màu chữ.
- Link: màu của siêu liên kết.
- Vlink: màu của siêu liên kết đã xem qua.
- Background: dùng load một hình làm nền cho trang.
- LeftMargin: Canh lề trái TopMargin: Canh lề trên của trang.
Ví dụ:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
      <title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>               
</head>
<body BGCOLOR=”#0000FF” text=”red”>
      <FONT COLOR = "WHITE" SIZE="9">Welcome to http://minhhienict.blogspot.com</FONT>
</body>
</html>
Kết quả:

8/20/15

[HTML] Bài 4: Một số thẻ HTML căn bản (phần 1)

- No comments
Trong nội dung bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về cấu trúc thẻ HTML và các thuộc tính của thẻ. Bài hôm nay, các bạn sẽ tìm hiểu một số thẻ HTML căn bản, và ứng dụng trong việc thiết kế các trang web đơn giản

4.1. Thẻ Title: hiển thị nội dung tiêu đề của trang web trên thanh tiêu đề của trình duyệt.

Cú pháp:
              <title>Nội dung cần hiển thị trên thanh tiêu đề</title>
Mã HTML:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
        <title>Welcomto http://minhhienict.blogspot.com/</title>               
</head>
<body>
       <h1>Cùng học lập trình với hien minh</h1>     
       <p>Chào mừng các bạn đến với trang http://minhhienict.blogspot.com/</p>          
</body>

</html>
Kết quả:
4.2. Thẻ Hn: tạo header, gồm 6 cấp header, được đặt trong phần BODY
Cú pháp:
                   <Hn ALIGN= “Direction”>  Nội dung của Header </Hn>
      Trong đó:

- n thuộc các giá trị nguyên từ 1 đến 6
- Direction: gồm các giá trị left, right, center, dùng để canh lề cho header,  mặc định là canh trái
Mã HTML:

<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
        <title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>               
</head>
<body>
        <p>Học lập trình tại http://minhhienict.blogspot.com/</p>
<h1>Tiêu đề 1</h1>
<h2>Tiêu đề 2</h2>
<h3>Tiêu đề 3</h3>
<h4>Tiêu đề 4</h4>
<h5>Tiêu đề 5</h5>
<h6>Tiêu đề 6</h6>   
</body>
</html>
Kết quả:

4.3. Thẻ BR: ngắt dòng tại vị trí của thẻ
Mã HTML:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
        <title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>               
</head>
<body>
        <p>
Anh thương em khi ngủ<br> 
Phong thái rất hồn nhiên.<br> 
Em ngủ như trẻ nhỏ<br> 
Ngon say một giấc liền.<br><br> 

Tay em thả xuôi xuôi<br> 
Như bơi vào cõi mộng<br> 
Mắt em khép dài dài<br> 
Dưới trán em lồng lộng.<br>
</p>   
</body>
</html>
Kết quả:
4.4. Thẻ HR: Dùng để kẻ đường ngang trang, không có thẻ đóng
Cú pháp:
<HR align="direction" width="value" size="value" color="value">
Trong đó:
- Direction: hướng gồm các giá trị: left, right, center.
- Width: độ dài đường kẻ, tính bằng pixel hoặc tỉ lệ %
- Size: độ dày của đường kẻ, tình bằng pixel
- Color: màu đường kẻ, dùng tên màu hoặc mã màu theo hexa.
Mã HTML:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
        <title>http://minhhienict.blogspot.com/</title>               
</head>
<body>
        <H1>http://minhhienict.blogspot.com/</H1>
<HR size="1" align="center" width="50%">
<HR size="3" align="left" width="80%">
</body>
</html>
Kết quả: